-
0905.261182
Kinh doanh 1 -
0786.344186
Kinh doanh 2
Phật đà, nói ngắn hơn là Phật, nguyên là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh tại thế giới này, cách đây 2589 năm (T. L năm 623 trước công nguyên) ở thành Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ). Sau khi thành đạo, thì có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca là dòng họ, Mâu Ni là danh hiệu chung, chỉ các bậc Thánh thời cổ đại ở Ấn Độ, và có nghĩa là tĩnh lặng. Đó là vị giáo chủ của đạo Phật.
Nói tóm lại, Phật giáo không sùng bái Phật như là vị Thần, cũng không xem Phật như là Chúa sáng thế vì vậy, cũng có thể nói Phật giáo chủ trương vô thần luận.
Tóm sơ lược về Bát Đại Bồ Tát hay 8 vị Bồ Tát quan trọng nhất theo quan niệm Phật giáo, và thậm chí bạn cũng có thể kể tên một số vị trong đó.
Vậy trong bài viết này,Điêu Khắc Tượng Phật Vĩ Hương sẽ chia sẻ đến bạn danh sách đầy đủ tất cả các vị Bồ Tát trong Phật giáo, cũng như danh sách Bát Đại Bồ Tát mà có thể bạn chưa biết. Mời bạn theo dõi.
Bồ Tát tiếng Phạn là Bodhisattva, phiên âm là Bồ Đề Tát Đỏa. Tiếng Hán viết là 菩薩 hay đầy đủ là 菩提薩埵, có nghĩa là Giác hữu tình hay Đại sĩ.
Bồ Tát là khái niệm dùng để chỉ những chúng sinh đang bước trên con đường tu tập trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác nhưng lại chưa đắc được quả này. Hiểu đơn giản, Bồ Tát là một cấp độ tu hành chỉ xếp sau Phật, nôm na là “dưới một người trên vạn người” nếu nói theo khía cạnh phân chia cấp bậc.
Để tu tập trở thành Bồ Tát thì dù có theo Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Nam truyền hay Phật giáo Mật tông, thì cũng cần có đại nguyện rộng lớn, tâm lòng tư bi bao dung, phục vụ vì lợi ích của tất thảy chúng sinh mà không có sự phân biệt.
Đồng thời, Bồ Tát phải là những vị có trí tuệ rất cao, thông suốt các pháp vi diệu của Phật như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Duyên Khởi, Nhân Quả…
Có bao nhiêu vị Bồ Tát trong Phật giáo? Nếu được yêu cầu kể tên một số vị Bồ Tát của nhà Phật, chắc chắn chúng ta sẽ kể ra được một vài danh xưng quan thuộc như Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay Phổ Hiền Bồ Tát… Tuy nhiên danh sách các vị Bồ Tát của nhà Phật không chỉ dừng lại ở con số ít ỏi như vậy. Theo các kinh điển Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Mật tông Tây Tạng, có rất nhiều vị Bồ Tát khác nhau. Chắc chắn nhiều vị bạn thậm chí chưa bao giờ nghe đến tên. Danh sách các vị Bồ Tát trong Phật giáo đầy đủ nhất Danh sách các vị Bồ Tát trong Phật giáo gồm có 45 vị, cụ thể là:
1.Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
2.Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
3.Đức Phổ Hiền Bồ Tát
4.Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát
5.Đức Đại Thế Chí Bồ Tát
6.Đức Hư Không Tạng Bồ Tát
7.Đức Di Lặc Bồ Tát
8.Đức Trừ Chướng Cái Bồ Tát
9.Đức Kim Cương Thủ Bồ Tát
10.Đạo Sư Liên Hoa Sanh
11.Bổn Tôn Đức Tara Trắng
12.Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát
13.Ngài Tara Xanh
14.Đức Diệu Âm Thiên Nữ
15.Đức Kurukulle – Tác Minh Phật Mẫu
16.Ngài Guru Bọ Cạp
17.Đức Mahakala Như Ý – Cintamani Mahakala.
18.Đức Kurukulle – Tác Minh Phật Mẫu
19.Dakini Đầu Sư Tử Simha Mukha
20.Đức Mã Đầu Minh Vương – Hayagriva
21.Đức Kim Cương Tát Đỏa – Vajrasattva
22.Đức Kim Cương Heo Nái – Vajravarahi
23.Đức Đại Hắc Kim Cương Sáu Tay – Mahakala Sáu Tay
24.Đức Hô Kim Cương – Hevajra
25.Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani
26.Đức Bất Động Minh Vương Bồ Tát
27.Đức Đại Tùy Cầu Bồ Tát
28.Chuẩn Đề Phật Mẫu
29.Đức Thắng Lạc Luân Kim Cương – Chakrasamvara
30.Đức Kim Cương Phổ Ba – Vajrakilaya
31.Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani
32.Đức Kim Cương Thời Luân
33.Đức Khổng Tước Minh Vương
34.Đức Mahakala Bốn mặt – Chaturmukha Mahakala
35.Cam Lồ Quân Trà Lợi Minh Vương – Amrita Kundali
36.Đức Quan Âm Trắng Ôm Phối Ngẫu
37.Hàng Tam Thế Minh Vương
38.Kim Cương Dạ Xoa Minh Vương
39.Đức Bí Mật Tập Hội Kim Cương
40.Bà Mẹ Một Mắt Ekajati
41.Đức Kim Cương Khủng Bố – Yamantaka
42.Đức Kim Sí Điểu – Garuda
43.Đức Kim Cương Dạ Ma Vương – Yama
44.Đức Bạch Tán Cái Phật Mẫu – Sitatapatra
45.Đức Như Ý Luân Quan Âm – Cintamani Cakra
Bát Đại Bồ Tát Là Những Vị Nào?
Khái Niệm Bát Đại Bồ Tát
Danh sách Bát Đại Bồ Tát
Trong bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Đại Thế Chí Bồ Tát được đặt bên phải tượng Phật A Di Đà.
Bồ Tát Hư Không Tạng (Akasagarbha Bodhisattva) là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại các chùa Phật giáo tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tên của Ngài dịch nghĩa là “Kho tàng không gian vô biên” vì trí tuệ của Ngài cũng vô biên như chính không gian ấy. Trong Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện còn chép Ngài là anh trai song sinh của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra Bodhisattva) là vị Bồ Tát cực kỳ quan trọng theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa. Ngài được thường được mô tả trong hình tướng một nam nhân, ngồi tự tại trên một con voi trắng có 9 ngà lướt trên đài sen, trên tay cầm một cành hoa và lá sen. Tượng Ngài thường được thờ chung, và đặt bên phải Phật Thivhs Ca Mâu Ni
Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajrapani Bodhisattva) có lẽ là vị Bồ Tát có hình tướng kỳ dị, dữ tợn nhất trong số các vị Bồ Tát. Ngài được miêu tả trong hình hài quỷ dạ xoa toàn thân màu xanh lam, sau lưng bao trùm bởi ngọn lửa màu đỏ. Ngài là vị Bồ Tát xuất hiện sớm nhất trong đạo Phật và chính là người “vệ sĩ” thân cận, luôn đi theo bảo hộ Đức Phật, nên cũng có thể xem ngài là một Hộ Pháp
Địa Tạng Vương Bồ Tát (Ksitigarbha Bodhisattva) còn được gọi là U Minh Giáo Chủ, Bồ Tát cai quản và hóa độ cho chúng sinh tại địa ngục. Ngài nổi tiếng với lời thệ nguyện: “Địa ngục chưa trống rỗng nguyện không thành Phật”. Ngài thường được mô tả trong hình tướng một vị thánh tăng mình khoác áo cà sa, một tay cầm tích trượng, một tay nâng viên ngọc minh châu.
Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Sarva Nivarana Viskambhin Bodhisattva) cũng là một trong các vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Ngài tượng trưng cho sự vượt qua mọi chướng ngại vật, cạm bẫy trên con đường tu tập thành đạo của chúng sinh.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tất cả các vị Bồ Tát trong Phật giáo, cũng như biết về 8 vị Bồ Tát quan trọng nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn.